Tại Sao Mogro Goresh Là Bộ Đôi Đồn Trú Call of Dragons Tốt Nhất?

Sự xuất hiện của Mogro và Danfel đã khuấy động cộng đồng Call of Dragons với nhiều tranh luận xoay quanh khả năng Đồn Trú của bộ đôi này. Tuy nhiên, trong bài viết này, COD Tool sẽ tập trung phân tích sức mạnh của cặp đôi Mogro/Goresh, thay vì Danfel, bởi họ đang nổi lên như một lựa chọn hàng đầu cho chiến thuật phòng thủ ở thời điểm hiện tại.

Dựa trên những quan sát thực tế từ các trận chiến Đồn Trú trong mùa giải Xung Đột gần đây. Chúng tôi sẽ chia sẻ những đánh giá khách quan cùng kinh nghiệm thực chiến để làm rõ sức mạnh của Bộ Đôi Đồn Trú Call of Dragons này. Mời bạn đọc cùng theo dõi những phân tích thú vị dưới đây.

3Báo Cáo Đồn Trú

Trận chiến 1

Trận chiến 2

Đây là những dữ liệu chúng tôi thu thập được từ cuộc chiến Đồn Trú đều trong trường hợp 1V2. Bạn có thể quan sát các chỉ số bị thương và đơn vị lính chết để hiểu rõ hơn về sức mạnh của Mogro và Goresh.

2Phân Tích Về Cuộc Chiến Đồn Trú

Trước khi đi vào phân tích chi tiết về Bộ Đôi Đồn Trú Mogro/Goresh, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một chút kiến thức về cuộc chiến Đồn Trú mà tôi học hỏi được thông qua bạn bè trong COD.

Ở đây tạm thời chúng tôi sẽ không đề cập đến tỷ lệ chết lính giữa bên công và bên thủ. Vì Đồn Trú ở thành phố, cửa ải hoặc pháo đài công thành sẽ có tỷ lệ chết lính khác nhau. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của cuộc chiến Đồn Trú trong trường hợp 1V2.

Tình huống:

  • A đang phòng thủ trong thành với 2 triệu lính.
  • BC cùng tấn công A bằng cách “double rally” (tấn công đồng thời) với mỗi đội quân 2 triệu lính.
  • Giả sử mỗi giây thiệt hại 100.000 lính

Diễn biến giây đầu tiên:

  • A bị B tấn công, mất 100.000 lính, còn lại 1,9 triệu.
  • A đồng thời bị C tấn công, lại mất 100.000 lính nữa, cuối cùng chỉ còn 1,8 triệu.
  • BC mỗi bên cũng mất 100.000 lính, còn lại 1,9 triệu.

Kết luận:

  • Bên phòng thủ (A) bất lợi hơn: Vì bị tấn công liên tục, lính của A giảm nhanh hơn so với B và C. Để trụ vững, A phải liên tục bổ sung lính để duy trì số lượng 2 triệu.
  • Bên tấn công (B và C) có lợi thế hơn: Không cần bổ sung lính ngay lập tức, nhưng cần sử dụng tướng có kỹ năng “debuff” (làm giảm sức mạnh của đối phương) để tăng hiệu quả tấn công. Đặc biệt, khi double rally, hiệu ứng debuff có thể cộng dồn, gây bất lợi lớn cho bên phòng thủ.

Tóm lại:

  • Phòng thủ: Cần tốc độ bổ sung lính nhanh chóng.
  • Tấn công: Cần sử dụng tướng có debuff hiệu quả.

Lưu ý: Đây là ví dụ đơn giản, thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại lính, kỹ năng tướng, bảo vật,…

Hy vọng giải thích này giúp bạn dễ hiểu hơn về cách thức hoạt động cuộc chiến Đồn Trú 1V2.

1Tại Sao Mogro/Goresh Lại Mạnh Khi 1V2?

Nếu như bạn đã thẩm thấu và hiểu về phân tích Đồn Trú 1V2 ở nội dung trước thì bây giờ bạn sẽ hiểu được lý do tại sao Mogro/Goresh đang là bộ đôi Đồn Trú tốt nhất ở meta hiện tại thông qua chia sẻ sau đây.

Tiếp nối tình huống trên, bạn cần hiểu như sau:

  • A giao chiến B: Cả A và B đều mất 2 đơn vị quân do cơ chế đòn đánhđòn phản.
  • C giao chiến A: A mất 1 đơn vị quân do đòn đánh của C, và C mất 1 đơn vị quân do đòn phản của A.

Lựa chọn tướng của A

  • Nếu A dùng tướng kỹ năng đơn mục tiêu: A sẽ chịu thiệt hại từ kỹ năng của C. Vì kỹ năng của A chỉ đang tập trung vào 1 mục tiêu là B.
  • Nếu A dùng tướng kỹ năng AOE: A có thể gây sát thương lên cả B và C cùng lúc, tạo lợi thế trong tình huống bị tấn công từ nhiều phía.

Mogro và Goresh lại là cặp đôi sở hữu bộ Kỹ năng AOE (đa mục tiêu) nên đây chính là yếu tố giúp Mogro và Goresh có được một chút lợi thế nhất định trong các tình huống 1V2 hoặc 1V3. Ngoài ra, cộng thêm tỷ lệ chết lính chênh lệch giữa bên thủ và bên công cũng sẽ tạo nên một lợi thế nhất định.

Giữa Mogro và Skogul?

Bạn có thắc mắc tại sao Mogro lại được đánh giá cao hơn Skogul trong vai trò phòng thủ đồn trú, mặc dù cả hai đều sở hữu kỹ năng AOE?

Lý do nằm ở sự khác biệt về chuyên môn hóa của mỗi tướng. Mogro được thiết kế để trở thành một chuyên gia phòng thủ, với bảng Thiên Phú tập trung vào việc tăng cường sức mạnh khi đóng quân trong đồn trú. Trong khi đó, Skogul là tướng thiên về tác chiến ngoài chiến trường (Open Field), do đó khi được sử dụng để phòng thủ, Skogul sẽ mất đi một kỹ năng quan trọng.

Chính sự khác biệt này đã tạo nên khoảng cách về sức mạnh giữa Mogro và Skogul trong bối cảnh phòng thủ đồn trú.